Đi cầu ra máu là bệnh gì?
Đi cầu ra máu là cảnh báo nguy hiểm của nhiều bệnh tuy nhiên mọi người lại thường chủ quan cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh trĩ. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt đi cầu ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ và đi cầu ra máu là biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng
1. Đi vệ sinh, phân không ổn định
Bệnh ung thư đại trực tràng biểu hiện ở tất cả những gì có rối loạn về đường tiêu hóa từ trên miệng xuống hậu môn.
Đại tràng là nơi chứa phân, bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như: đi táo, đi lỏng thất thường, hôm thì táo hôm thì lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.
Đi ngoài ra máu, dè chừng với bệnh ung thư đại trực tràng – 1
2. Đi ngoài hay rặn
Đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu mũi, phân lầy nhày mũi máu, phân nát, phân hình lá lúa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
3. Uống kháng sinh không khỏi
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, triệu chứng này khác bệnh lị ở chỗ: khi bị lị, người bệnh uống thuốc kháng sinh đặc trị sẽ khỏi nhưng khi bị ung thư đại trực tràng, uống kháng sinh cũng không khỏi tình trạng đi ngoài.
4. Đi ngoài ra máu
Đáng chú ý với những người hay đi ngoài ra máu. Có 2 loại đi ngoài ra máu cần phân biệt. Đi ngoài ra máu do trĩ: đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết phủ lên trên phân.
Còn khi đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân thì nghĩ tới ung thư đại tràng. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
5. Đau quặn bụng, gầy sút cân
Các dấu hiệu muộn như: đau quặn bụng từng cơn, gầy sút khi ung thư phát triển. Khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng. Vàng da, bụng to dần…
Theo PGS.TS. Hoàng Công Đắc, để phát hiện ung thư đại trực tràng khi thăm khám không khó khăn, bác sĩ chỉ cần thăm khám bằng tay, chưa cần đến các biện pháp thụt hay soi đã có thể có kết luận bệnh.
Khi nghĩ tới ung thư đại trực tràng, bác sĩ cần đi găng để thọc vào hậu môn thăm khám. Nếu là ung thư trực tràng thấp sẽ thấy máu theo tay.
Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u, kèm theo hóa, xạ trị theo phác đồ của bác sĩ.
Nếu bạn đi vệ sinh ít hơn hai ba lần một tuần, có thể bạn đang bị táo bón. Đây là một nguyên nhân thường gặp nhất gây ra trĩ. Bởi vì, khi bị táo bón, việc đi đại tiện rất khó khăn do phân cứng và khô , bạn phải dùng sức để rặn ép phân ra. Phân khi bị ép ra sẽ cọ xát vào các thành tĩnh mạch quanh vùng hậu môn, làm tổn thương các bó tĩnh mạch, làm chúng sưng, có trường hợp vỡ chảy máu.
Tập thể dục, ăn đủ chất xơ (25 gram một ngày cho phụ nữ, 38 gram cho nam giới), và nhấm nháp đủ nước để giải quyết cơn khát là tất cả biện pháp khắc phục đáng ngạc nhiên mà bạn có thể thực hiện để phòng tránh táo bón.
Rồi sau táo bón lâu ngày là đi cầu ra máu.
Ngoài ra Stress cũng khiến cơ thể sinh ra chất ức chế hoạt động của cơ thể gây ra nhiều căn bệnh về tim mạch, rối loạn tiêu hóa và nhất là căn bệnh trĩ. Dạ dày, ruột, đại tràng bị ảnh hưởng, huyết áp tăng cao càng khiến làm tăng áp lực ở hậu môn hình thành nên các búi trĩ. Dẫn đến đi cầu ra máu tươi lẫn trong phân.
Đa số chúng ta thường chủ quan khi đi cầu ra máu, chúng ta thường giải thích do nóng trong hoặc do lười ăn rau củ.Nhưng thực tế đó là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh trĩ. Chúng ta vẫn rất chủ quan cho đến khi thấy búi trĩ sa ra ngoài gây ngứa ngáy khó chịu thì lúc đấy bệnh đã nặng.
Phân biệt dấu hiệu bệnh trĩ với các bệnh có dấu hiệu tương tự
- Dấu hiệu của bệnh trĩ: Thấy phân lẫn máu, máu màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít.
- Các bệnh đường tiêu hóa: Máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, có thể lẫn phân hoặc chảy máu tự nhiên, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ tươi có thể là chảy máu thành ruột.
- Nứt kẽ hậu môn: Máu màu đỏ tươi, nhỏ thành từng giọt sau khi đại tiện. Mỗi lần đạ tiện sẽ thấy cơn đau dữ dội.
- Ung thư trực tràng: Dễ bị nhầm lẫn với nứt kẽ hậu môn nhưng: máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt lớn, phủ lên phân. Khi bệnh năng ở giai đoạn cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài.
- Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Ngoài máu thì khi đại tiện thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.
- Đại tiện ra máu báo động đỏ cho sức khỏe
Việc đi ngoài ra máu ngoài là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm như trên còn gây những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe như thiếu máu, tụt huyết áp do mất máu trong thời gian dài.Các bệnh trở nặng do không được chữa trị kịp thời đặc biệt là bệnh trĩ
Sưu tầm
TPBVSK AN TRĨ HEMORR
Thành phần: Mỗi viên nang cứng chứa: Cao khô hỗn hợp 200mg tương đương với:
Bạch Truật: 300mg
Nhân Sâm: 300mg
Trần Bì: 300mg
Cam Thảo: 500mg
Sài Hồ: 300mg
Đương Quy: 600mg
Hoàng Kỳ: 600mg
Thăng Ma: 300mg
Thành phần khác: Tinh bột sắn, calci carbonat (170i), magnesi stearat (470iii), bột talc (553iii), aerosil, nipagin, nipasol, ethanol 96%, nước tinh khiết, vỏ nang cứng mà vàng.
Công dụng:
Hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Hướng dẫn sử dụng:
Người lớn: mỗi lần uống 3 viên , ngày 2-3 lần. Sử dụng liên tục từ 2-3 tháng để có kết quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn bị trĩ hoặc thường xuyên táo bón. Không nên uống rượu bia, thức ăn cay nóng đối với người bị bệnh trĩ, táo bón.
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30oC
Sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
Công ty Cổ phần Dược và TBYT Hà Tây
Số 10, ngõ 4, phố Xố, phú Lãm, Hà Đông, Tp. Hà Nội